HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC KHÁM THAI ĐỊNH KỲ CHO MẸ

Đăng lúc: 21:20:50 21/04/2019 (GMT+7)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC KHÁM THAI ĐỊNH KỲ CHO MẸ
 
Khám thai định kỳ là một bước cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Tùy vào tình trạng sức khỏe khi mang thai mà mỗi bà bầu sẽ có một lịch trình khám thai thai khác nhau, tuy nhiên khi đi khám thai vẫn sẽ gồm những bước cơ bản nhất định và cụ thể ra sao thì hãy cùng tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết các bước khám thai định kỳ dưới đây nhé!
Hầu hết các bệnh viện sản khoa hoặc phòng khám chuyên khoa phụ sản đều thực hiện quy trình khám thai định kỳ theo 9 bước sau đây:
1.     Phần hỏi thăm
2.     Khám toàn thân
3.     Khám sản khoa
4.     Các xét nghiệm cần thiết
5.     Tiêm phòng uốn ván
6.     Cung cấp thuốc
7.     Tư vấn giáo dục sức khỏe
8.     Ghi chép sổ, phiếu khám thai và phiếu hẹn
9.     Phần dặn dò.
Chi tiết từng bước sau đây:
1. Thăm hỏi
Hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ nhà, trình độ học vấn; công việc hiện tại cũng như điều kiện làm việc là đứng hay ngồi, có tiếp xúc với chất hóa học độc hại hay không; điều kiện sống, kinh tế của bản thân, gia đình…
Tình trạng sức khỏe hiện tại có đang mắc bệnh gì hay không, nếu có thì bệnh đang diễn biến ra sao, có dùng thuốc gì không; Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, gan… gì hay không, hay có bị dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…
1.jpg
Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết mà bất kỳ bà bầu nào cũng phải thực hiện
 
Đã mang thai bao nhiêu lần, em bé sinh ra có đủ tháng hay không cũng như thời gian xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, sinh dễ hay sinh khó, sinh thường hay sinh mổ, có dùng các dụng cụ hỗ trợ như forceps, giác kéo…hay không.
Các biện pháp phòng tránh thai trước đó như dùng thuốc hay dùng bao; lý do ngừng sử dụng.
Hỏi về chu kỳ kinh nguyệt và ngày đầu của kỳ kinh nguyệt, các dấu hiệu có thai, ngày xuất hiện thai máy và các triệu chứng khi mang thai như ốm nghén, mệt mỏi, táo bón, ăn không ngon…
Tính ngày dự sinh dựa theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Trường hợp không nhớ ngày kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ để xác định tuổi thai.
2. Khám toàn thân
üĐo chiều cao (cho lần khám thai đầu)
üĐo cân nặng (cho mỗi lần khám thai)
üKhám da, niêm mạc để đánh giá xem có dấu hiệu bị phù hoặc thiếu máu hay không (cho mỗi lần khám thai)
Khám tim phổi (cho mỗi lần khám thai)
Đo huyết áp (cho mỗi lần khám thai)
Khám bầu ngực
Khám các bộ phận khác nếu có dấu hiệu bất thường.
3. Khám sản khoa
Ba tháng đầu
Kiểm tra xem có vết sẹo phẫu thuật bụng dưới hay không.
Nắn phần mu xem đã thấy đáy tử cung chưa
Đặt mỏ vịt để xem cổ tử cung có bị viêm không trong trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Chỉ thăm khám vùng âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ ràng để theo dõi thêm.
Tiến hành siêu âm thai để xác định tuổi thai
Ba tháng giữa
Đo chiều cao tử cung
Siêu âm tim thai khi đáy tử cung đã đến rốn
Siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Theo dõi cử động thai, tình trạng ối, số lượng thai
Trường hợp nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục thì cần quan sát âm đạo, cổ tử cung thông qua việc đặt mỏ vịt.
2.jpg
Khi khám thai mẹ sẽ được kết hợp siêu âm thai để theo dõi mức độ phát triển của thai nhi
 
Ba tháng cuối
- Khám thai định kỳ mỗi tháng một lần
Nắn ngôi thai (bắt đầu từ tuần thai thứ 36)
Đo chiều cao tử cung và vòng bụng
Kiểm tra nhịp tim thai nhi
Kiểm tra độ xuống của phần đầu thai nhi trong vòng 1 tháng trước ngày dự sinh.
Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối
Siêu âm thai
Khi nằm ngủ nghỉ tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, hai chân kê gối hơi cao nếu có dấu hiệu phù chân do ứ đọng
Lưu ý: nhân viên y tế không được phép cho thai phụ biết giới tính thai nhi trong quá trình siêu âm.
4. Các xét nghiệm quan trọng
Kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu
Khi lấy nước tiểu nên lấy vào buổi sáng và giữa dòng
Xét nghiệm này cần được làm vào mỗi lần khám thai định kỳ
Thử huyết sắc tố
Kiểm tra huyết sắc tố bằng giấy thử
Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm HIV, giang mai và viêm gan
Xét nghiệm khí hư (nếu có)
Xét nghiệm phân để xem có giun gây thiếu máu hay không
5. Tiêm phòng uốn ván
Đối với mẹ bầu chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện dấu hiệu có thai trong bất kỳ tháng nào; mũi tiêm thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự sinh nhất 1 tháng.
Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu
              + Lần tiêm trước < 5 năm: tiêm 1 mũi
              + Lần tiêm trước > 5 năm: tiêm 2 mũi
Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.
Với những mẹ đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nhưng nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại.
6. Cung cấp các loại thuốc thiết yếu
Thuốc sốt rét (vùng sốt rét lưu hành) theo đúng hướng dẫn của bộ Y tế.
Viên sắt/folic:
Uống 1 viên/ngày trong suốt thời gian có thai cho đến hết 6 tuần sau khi sinh và uống tối thiểu trước sinh 90 ngày.
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu thiếu máu nặng thì có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 – 3 viên/ngày.
Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thự hiện ngay  từ lần khám thai đầu và tiếp tục cung cấp và kiểm tra sử dụng trong các lần khám thai sau.
3.jpg
Chỉ nên uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
7. Giáo dục sức khỏe
Chế độ ăn uống khi có thai
Tăng số bữa ăn, số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa.
Tăng dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi…để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Không nên ăn quá mặn và thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống để kích thích khẩu vị.
Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê…
Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm táo bón chứ không nên dùng thuốc.
Chế độ sinh hoạt làm việc khi có thai
Giảm bớt lượng công việc, tránh làm nặng nhọc, vừa làm vừa xen kẽ nghỉ ngơi và không nên làm việc xuyên đêm.
Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để cân nặng thai nhi tăng đều.
Không mang vác nặng trên đầu, trên vai.
Không để cơ thể kiệt sức.
Không làm việc dưới nước hoặc trên cao.
Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
Quan hệ khi mang thai cần hết sức cẩn thận.
Giữ vệ sinh khi có thai
Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch bầu ngực và bộ phận sinh dục hằng ngày.
Giữ cho cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng.
Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.
Mặc quần áo rộng và thoáng.
Tránh bơm, thụt rửa trong âm đạo.
         8. Ghi chép sổ và phiếu khám thai, phiếu hẹn.
+ Ghi vào phiếu “Theo dõi sức khỏe bà mẹ và sơ sinh tại nhà” (phần theo dõi, khám thai) hoặc vào “phiếu khám thai” thông thường đang được sử dụng ở các cơ sở khám bệnh.
+ Trong phần ghi phiếu khám, ngoài tình hình thai phụ và các số liệu thăm khám thai định kỳ thì nhất thiết phải ghi lại kết quả đánh giá về lần khám thai đó cũng như các dấu hiệu quan trọng thai phụ cần tự theo dõi, tên thuốc và liều dùng, cách dùng (nếu có) và thời gian hẹn tái khám.
9. Dặn dò
Bác sĩ sẽ thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai có bình thường hay không, tình trạng sức khỏe của mẹ và bào thai như thế nào, cần lưu ý những điểm gì trong thời gian từ sau khi khám đến lần khám tiếp theo. Đồng thời, cung cấp thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dùng
Với thai ba tháng đầu
Hẹn tiêm phòng uốn ván
Hẹn thăm khám lần 2 sau
Với thai ba tháng giữa
Hẹn khám thai định kỳ lần sau
Hẹn tiêm phòng uốn ván (nếu chưa tiêm đủ)
Với thai ba tháng cuối
Hẹn khám thai định kỳ cho lần kế tiếp (nếu có yêu cầu)
Thông báo lần nữa về dự kiến ngày sinh, nơi sinh..
Hướng dẫn chuẩn bị các phương tiện an toàn và nhanh chóng để đi sinh (kể cả người hỗ trợ và cho máu trong trường hợp phòng hờ tình huống cấp bách).
Hướng dẫn các dấu hiệu báo động cần khám thai định kỳ lại ngay như đau bụng, ra huyết và phù nề.
4.jpg
Hãy nhớ khám thai định kỳ thường xuyên để giúp bé chào đời khỏe mạnh
 
Hướng dẫn cách nằm, cách thở khi có dấu hiệu chuyển và rặn đẻ.
Hướng dẫn cho con bú ngay sau khi đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh.
üTrước khi kết thúc cuộc khám thai định kỳ, nên hỏi một số điều kết luận và dặn dò quan trọng để thai phụ nhắc lại xem họ có hiểu và nhớ đúng hay không. 

Ý kiến thăm dò

Bạn đánh giá trang Web này như thế nào
1860267