Tầm soát ung thư cổ tử cung

Đăng lúc: 20:31:53 05/05/2019 (GMT+7)

TẦM SOÁT SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
xãaaxa.jpg 
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu tuân thủ sàng lọc định kỳ. Phát hiện sớm các thay đổi bất thường sẽ giúp điều trị kịp thời, giảm thiểu chi phí và hạn chế tử vong.
- Đây là một trong số ít ung thư biết được nguyên nhân gây bệnh, do đó phòng tránh được.
- Đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú.
1. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
 
  10583902_1780227331998435_1716432681801823634_n.jpg
- Nhiễm HPV (Human Papilloma virus) nguy cơ cao là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung (99,7%).
- Đã biết hơn 100 type HPV.
- Ít nhất 13 type HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.
- Ung thư cổ tử cung: chủ yếu HPV nguy cơ cao 16 và 18.
- Virus sinh u nhú ở người, chỉ gây bệnh trên biểu mô da và niêm mạc.
2. Các đường lây nhiễm HPV
- Giao hợp và/hoặc tiếp xúc bộ phận sinh dục (đường lây truyền phổ biến)
- Tiếp xúc da - kề da sinh dục có thể lây virus , dùng bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn.
- Tự lây: từ vùng sinh dục bị nhiễm có thể lây sang vùng khác.
- Nhiễm virus xảy ra khi có trầy xướt/ loét vi thể.
- Lây không qua đường sinh dục: hiếm xảy ra
- Qua bàn tay
- Từ mẹ sang con
3. Dự phòng
- Tiêm ngừa: Gardasil, Cervarix.
- Khám phụ khoa định kỳ.
- Phòng và điều trị sớm các bệnh lây qua đường tình dục.
Các phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear truyền thống,Papsmear nhúng dịch)
- Xét nghiệm máu HPV DNA
Papsmear truyền thống và Papsmear nhúng dịch có những hạn chế
- Độ nhạy không cao,phải lập lại hàng năm do đó khó tuân thủ
- Phát hiện khi cổ tử cung có tế bào bất thường , không giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh

28277303_1780227318665103_2441331970105697054_n.jpg
 
Xét nghiệm máu HPV DNA
- Nhạy hơn Pap smear, độ nhay 90-100%
- Phát hiện tổn thương sớm hơn
- Tiên lượng về bệnh ung thư tốt hơn
Tầm soát đầu tay bằng xét nghiệm HPV DNA
- Hiện nay đang được sử dụng thay thế cho các xét nghiệm (Pap smear truyền thống, nhúng dịch) đề tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 25 tuổi trở lên
- Xét nghiệm HPV âm tính có thể tầm soát lại sau ít nhất 3 năm
- Xét nghiệm HPV chủng 16 hoặc 18 dương tính nên được soi cổ tử cung và theo dõi.
- Xét nghiệm HPV dương tính với 12 nhóm HPV nguy cơ cao khác nên được làm tế bào học kiểm tra (Pap smear)
 
Khi nào bạn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?
tu-van-phu-khoa.jpg
1. Thực trạng hiện nay: Phát hiện ung thư cổ tử cung khi đã muộn
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ác tính phổ biến và đặc biệt nguy hiểm. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ. Điều đáng ngại nhất là ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi thấy ra máu âm đạo bất thường hoặc ra máu khi giao hợp thì thường đã muộn. Khi đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, kể cả phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn mở rộng và phối hợp hóa chất, tia xạ cũng không mang lại hiệu quả điều trị cao. Người bệnh gặp kết cục di căn nặng nề, đau đớn trước khi tử vong.
2. Tại sao cần sàng lọc, phát hiện ung thư sớm
Vi rút gây u nhú (sùi mào gà) HPV (Human Papiloma virus) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư cổ tử cung. Có tới 95-97% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Các yếu tố nguy cơ khác phải kể đến là: Quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, viêm nhiễm kéo dài,...
Việc sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn † giúp tỷ lệ điều trị khỏi là 80 - 90%. Tỷ lệ chữa khỏi giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 - 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng nên chị em phụ nữ có thể chủ quan, không quan tâm đến bệnh.
Đừng lo lắng khi xét nghiệm sàng lọc ung thư bởi việc phát hiện và xử lý sớm đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm.

kham-ung-thu-co-tu-cung-o-dau-1.jpg
 
3. Những tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Các kỹ thuật mới trong chẩn đoán viêm do HPV đã giúp xác định và phân loại những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung để theo dõi sát sao. Ngoài ra, xét nghiệm phết mỏng tế bào (ThinPrep test) có độ chính xác cao trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư hơn các phương pháp cổ điển. Việc phối hợp hai xét nghiệm trên giúp bác sĩ có kế hoạch theo dõi tốt, giảm thiểu chi phí và thời gian thăm khám. Khi đó, thay vì đi khám hàng năm, chị em có thể chỉ cần làm sàng lọc 2-3 năm/lần.
Ngoài khám sàng lọc, chị em có thể tiêm vắc xin phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vắc xin này chỉ có hiệu lực bảo vệ từ 4- 6 năm và không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV gây ung thư nên ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần đi khám sàng lọc.
Ngoài khám sàng lọc, chị em có thể tiêm vắc xin phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có hiệu lực bảo vệ từ 4- 6 năm và không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV gây ung thư nên ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần đi khám sàng lọc.
4. Khi nào bắt đầu tầm soát
- Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi. Không tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
- Từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap smear mỗi 3 năm. Không xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp. Phát hiện nhiễm HPV sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí tái khám và xử trí không cần thiết.
- Phụ nữ tuổi 30-64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear và HPV) mỗi 5 năm, hoặc có thể Pap smear mỗi 3 năm.
5. Khi nào ngưng tầm soát
Khi bệnh nhân trên 65 tuổi với tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không có CIN2+ (u biểu mô mức độ 2 và các tổn thương mức độ cao hơn) trong vòng 20 năm gần nhất. Tầm soát âm tính đầy đủ tức là có 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm liên tục âm tính trong 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong vòng 5 năm.
Lý do ngưng tầm soát sau 65 tuổi là do CIN 2+ hiếm sau 65 tuổi. Hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường, HPV dương... đều là dương tính giả, không phản ánh đúng tiền ung thư, nguy cơ HPV chỉ còn 5-10%. 
  

Ý kiến thăm dò

Bạn đánh giá trang Web này như thế nào
1860267