CAO RĂNG GÂY NÊN LUNG LAY RĂNG HÀNG LOẠT

Đăng lúc: 20:30:11 15/01/2020 (GMT+7)

CAO RĂNG GÂY NÊN LUNG LAY RĂNG HÀNG LOẠT?!

Picture1.png

Khi đến phòng khám Răng Hàm Mặt trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa khách hàng thường trong tình trạng:

 

·     Lợi sưng, dễ chảy máu.

·     Hơi thở có mùi.

·     Nhức, ngứa kẽ răng.

·     Tụt lợi à lung lay răng.

 

ð Tất cả biểu hiện trên đều là bệnh lý của cao răng.

ð Nếu không được can thiệp sớm : nhẹ thì viêm lợi, nặng thì viêm quanh răng, tệ nữa là răng sẽ lung lay hàng loạt và rụng răng.

1. CAO RĂNG LÀ GÌ ?

- Cao răng là chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm ( mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng ) vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng của huyết thanh bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi ( còn gọi là vôi răng).

2. SỰ HÌNH THÀNH CAO RĂNG ?

- Sau khi ăn khoảng 15p sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng ( cảm giác nhám nhám) nếu màng này không được làm sạch ngay các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên , gọi là mảng bám.

- Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ tơ nha khoa. Nhưng nếu nó tồn tại > 24h ,nó sẽ phối hợp với nước bọt trở nên cứng hơn và tạo thành cao răng. Lúc này phải nhờ chuyên viên nha khoa mới lấy sạch được bằng dụng cụ chuyên dùng.

3. TẠI SAO PHẢI LẤY CAO RĂNG ?

- Cao răng à viêm lợi ( chảy máu, mùi hôi), có thể viêm quanh răng à tiêu xương ( răng bị ê buốt khi ăn uống, nặng có thể lung lay và rụng răng).

- Cao răng còn là “mái nhà” của vi khuẩn trú ngụ, là thủ phạm gây sâu răng (nhiều lỗ sâu đã được bộc lộ khi loại bỏ cao răng) , tinh bột + đường = axit phá hủy men răng à ngà răng à viêm tủy răng à viêm cuống răng.

CÓ NHIỀU LÝ DO ĐỂ PHẢI LẤY CAO RĂNG:

- Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản ứng viêm mà gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám à càng ngày răng càng dài ra, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ, quý vị thấy ê buốt , khó chịu.

- Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.

- Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định là vô cùng quan trọng.
  Picture2.jpg

Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần nên lấy sạch. Tốt nhất nên đi kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương.

4. LẤY CAO RĂNG CÓ BỊ ĐAU KHÔNG?

Có thể lấy cao răng sẽ có cảm giác ê buốt ( không phải đau), chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước nóng lạnh ( có người bình thường)...cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.

5. LẤY CAO RĂNG CÓ BỊ XƯỚC MEN RĂNG KHÔNG?

Nếu như trước đây nha sỹ thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng bằng tay thì hiện nay ở phòng khám RHM trường CĐ Y được thay thế lấy cao bằng đầu máy siêu âm. Đây là kỹ thuật lấy cao răng hiện đại giúp giảm tối đa cảm giác ê buốt cho khách hàng, thời gian lấy nhanh đồng thời máy hoạt động với tần số thấp có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ mà hoàn toàn không làm tổn thương đến lợi và các tổ chức xung quanh.

Bình thường nếu không lấy cao răng, hàng ngày quá trình ăn uống diễn ra cũng làm 1 lượng vụn thức ăn bám lại răng. Nó sẽ ngày một kết hợp cùng nước bọt và dày lên, cứng hơn, chải răng bình thường cũng không thể sạch hết được.

       Picture3.jpg

Qua bài viết này giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý của cao răng, ai chưa mắc hoặc đang có các biểu hiện trên mời ghé qua phòng khám RHM trường CĐ Y để được thăm khám tư vấn răng miệng miễn phí và lấy cao răng sạch sẽ. Mọi người nhớ có răng tốt mới có sức khỏe tốt. Tạo thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần cũng sẽ giúp quý vị kiểm soát được các vấn đề về răng miệng cũng như phát hiện bệnh lý.

                                         Nguồn tin: HT.

 

 

 

  

Ý kiến thăm dò

Bạn đánh giá trang Web này như thế nào
1860267