TẤT TẦN TẬT CHUYỆN VỀ NHỮNG CHIẾC RĂNG “KHÔN” NHƯNG MỌC RẤT “NGU”

Đăng lúc: 08:37:29 17/12/2019 (GMT+7)

TẤT TẦN TẬT CHUYỆN VỀ NHỮNG CHIẾC RĂNG “KHÔN” NHƯNG MỌC RẤT “NGU”

   Qua bài viết này sẽ giải đáp chính xác các vấn đề mà mọi người còn băn khoăn:

-         Răng khôn là gì ?

-         Răng khôn có tác dụng không ?

-         Các biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn ?

-         Khi nào nên nhổ răng khôn ?

-         Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không ?

 

1.                 RĂNG KHÔN LÀ GÌ ?

Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 trên cung hàm (sau răng số 6, số 7) thường bắt đầu mọc từ 18-25 tuổi – độ tuổi trưởng thành nên gọi là răng khôn. So với các răng khác thì răng khôn mọc sau cùng và trong cùng trên cung hàm, lúc này phần niêm mạc và mô mềm cũng như xương hàm đã cứng. Do đó nhiều răng khôn mọc lên khó khăn và dẫn đến mọc xiên, mọc ngầm, mọc lệch. Cũng chính vì vậy mà dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1.jpg

2.                 RĂNG KHÔN CÓ TÁC DỤNG KHÔNG ?

      Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi khiến mọi người   gặp không ít đau đớn và phiền toái. Với nhiều người nó còn là “kẻ thù” vì không ít lần sưng lệch mặt, nuốt đau, há miệng khó, hơi thở hôi. Là chiếc răng xuất hiện muộn nhất và trong cùng nên có thể nói nó không có tác dụng về thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai. Hầu như răng khôn đều nên nhổ, dù sớm hay muộn.

3.                 CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI MỌC RĂNG KHÔN ?

·                     Viêm lợi trùm răng khôn

 Vì mọc sau cùng và trong cùng nhiều góc hàm hẹp không đủ chỗ mọc, răng mọc lệch gây ra tình trạng lợi trùm. Lúc này lợi bị trùm lên khiến thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng. Chính vì vậy sẽ rất khó làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới nhiềm trùng lợi, hôi miệng. Biểu hiện của tình trạng này là viêm tấy quanh bề mặt răng khôn.

·                    Viêm nha chu (viêm quanh răng)

 Với những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày sẽ gây râu răng. Đồng thời, gây viêm nha chu cho răng bên cạnh.

·                    Răng mọc chen chúc ảnh hưởng răng kế cận

Thực thế, khi răng khôn mọc lên thường dẫn tới xô lệch và xô lấn sang răng số 7 bên cạnh. Thậm chí, nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch còn đâm thủng chân hoặc thân răng số 7, làm hỏng tủy răng số 7. Nhiều trường hợp, nếu không nhổ răng số 8 sớm còn khiến mất luôn răng số 7.

2.jpg

·                    Gây sâu răng

Răng khôn mọc lệch hoặc dị dạng sẽ kết hợp với răng số 7 tạo thành khe dắt thức ăn. Chính vì vậy sẽ khó chải sạch và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

·                    Viêm mô tế bào

Là một biến chứng thường thấy khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Khi viêm mô tế bào thì má sẽ phồng, da căng và sờ vào thấy đau. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức, há miệng hạn chế, khó nhai nuốt và thậm chí cứng hàm hoàn toàn. Thậm chí, nếu không khắc phục sớm sẽ khiến vùng này bị bưng mủ.

4.                 KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN ?

-   Nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại ảnh hưởng các răng kế cận.

-   Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng số 7, để lâu dễ gây biến chứng nên cũng cần nhổ bỏ.

-   Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng trồi cao hơn, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn thì nên nhổ bỏ.

-   Răng khôn có hình dạng bất thường dị dạng cũng nên nhổ bỏ.

-   Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình thì nên nhổ.

-   Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

* Các trường hợp không phải nhổ răng khôn:

-  Răng khôn mọc thẳng bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng.

-  Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu, huyết áp cao... Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người mắc bệnh về thần kinh.

-  Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...

5.  NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÂY THẦN KINH KHÔNG ?

    Không ít ý kiến cho rằng nhổ răng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, do đó mà tâm lý sợ hãi khi thực hiện thủ thuật nha khoa này là điều không tránh khỏi. Thực tế, vị trí mọc và hình thể răng khôn khác với các răng bình thường nên việc nhổ cũng khó khăn hơn. Cũng vì điều này mà nhiều người thà chịu đau còn hơn nhổ răng khôn. Đơn giản vì họ sợ để lại hậu quả nghiêm trọng.

   Tuy nhiên, tại phòng khám Răng - Hàm - Mặt của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa,với trang thiết bị hiện đại, dụng cụ vô khuẩn tuyệt đối, đội ngũ bác sỹ thực hiện là những chuyên gia có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tiễn, thực hiện nhiều trường hợp nhổ răng an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến thần kinh.

   Trước khi nhổ răng bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh chụp film X-quang để bác sỹ biết được có dây thần kinh nào nằm dưới chân răng không và việc nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không? Người bệnh được kiểm tra huyết áp, và hỏi tiền sử cẩn thận trước khi nhổ.

3.jpg 

(Ảnh: chiếc răng khôn mọc lệch chân dị dạng đã được nhổ tại Phòng khám R-H-M – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa)

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng giúp mọi người giải đáp được những thắc mắc nhổ răng khôn có ảnh hưởng không? Đồng thời, qua đó biết được việc nhổ răng khôn mọc ngầm , mọc lệch là hoàn toàn cần thiết. Đến với phòng khám Răng - Hàm - Mặt -Trường Cao đẳng Y tế để được phục vụ một cách an toàn, uy tín và tư vấn kỹ lưỡng nhất.

Nguồn tin: HT

 

Ý kiến thăm dò

Bạn đánh giá trang Web này như thế nào
1860267